Oxit

Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Tìm kiếm chất hóa học

Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm

Lưu ý: có thể tìm nhiều chất cùng lúc mỗi chất cách nhau 1 khoảng trắng, ví dụ: Na Fe

Advertisement

Cu2O

Trong Vật liệu gốm Đồng(I) oxit được dùng làm chất tạo màu sắc cho men gốm. Muốn có màu đỏ sáng, chúng ta chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ đồng(I) oxit (0.5%). Nếu hàm lượng đồng cao hơn, có thể dẫn đến xuất hiện các hạt đồng kim loại li ti trong men chảy tạo thành màu đỏ máu bò. Nếu có bo trong men đồng đỏ chúng ta sẽ có màu tím. Trong men đồng đỏ sử dụng nhiều nguyên liệu khoáng tráng thạch, thêm bari oxit tạo ra màu từ ngọc lam đến xanh thẫm, tùy theo hàm lượng đồng oxit. Florua khi được sử dụng với đồng oxit cho màu xanh lục. Trong vật liệu điện Đồng(I) oxit là một chất bán dẫn. Cặp đồng(I) oxit-đồng (Cu2O-Cu) chỉ cho phép dòng điện đi từ đồng sang đồng oxit, bây giờ lớp đồng(I) oxit đóng vai trò là lớp bán dẫn loại n và lớp đồng đóng vai trò là lớp bán dẫn loại p. Với tính chất bán dẫn, đồng oxit được sử dụng làm pin mặt trời dùng trong dạy học.

Trạng thái: Chất rắn

Cr2O3

Cr2O3 được dùng là chất tạo màu trong vật liệu gốm nhóm tạo màu. Nó luôn cho màu xanh lục (xanh crom) đặc trưng dù nung chậm hay nhanh, môi trường lò ôxi hóa hay khử. Tuy nhiên nó cho men màu xanh mờ và nhạt. Nếu có CaO, màu xanh có thể chuyển sang màu xanh cỏ. Chất làm mờ zirconi với hàm lượng 1-2% thường được thêm vào men có crom để ổn định hoá men và ngăn chặn hiện tượng "viền nâu". Có thể chuyển màu xanh xám của crom thành màu xanh lông công bằng cách thêm coban(II) oxit (1% mỗi loại, có thể phải có thêm một chút MgO), sử dụng trong các loại men chứa bo và natri. Crom(III) oxit sử dụng trong men có kẽm có khuynh hướng tạo ra kẽm cromat màu vàng đến vàng lục. Crom(III) oxit kết hợp với thiếc cho màu hồng vì vậy nếu cần làm sáng màu xanh crom có thể sử dụng vôi bột trắng và nhôm oxit thay vì dùng thiếc. Màu hồng crom-thiếc sẽ có độ đồng nhất cao nếu hỗn hợp được nung chảy trước (chủ yếu là tạo sự biến màu) và nếu men có hàm lượng canxi hay stronti cao (tối thiểu 10% CaO), không có kẽm. Thông thường hàm lượng thiếc oxit khoảng 4-5%, cao hơn crom(III) oxit từ 20 đến 30 lần. Màu hồng crom-thiếc chuyển sang màu tím nếu trong men có lượng đáng kể bo. Nếu men có thành phần là 3,3 SiO2, 0,27 Al2O3, 0,2 B2O3, 0,15 Li2O, 0,5 CaO, 0,1 MgO, 0,15 Na2O được pha màu 5% thiếc oxit, 0,6% coban(II) cacbonat, 0,17% crom(III) oxit sẽ có màu tím đẹp ở mức 6 của que thăm nhiệt. Crom(III) oxit trong men có hàm lượng chì cao sẽ tạo thành chì(II) cromat màu vàng. Trong men gốc nên có thêm các oxit kiềm thổ. Thêm kẽm oxit sẽ có thể tạo màu cam. Dưới 950 °C, trong men có hàm lượng chì cao, nhôm thấp, crom(III) oxit cho màu đỏ đến cam, thường có dạng kết tinh bề mặt. Nếu thêm soda màu sẽ chuyển sang vàng. Crom(III) oxit được sử dụng trong hầu hết mọi loại vết màu đen ôxi hóa. Nó có thể chiếm đến 40% trong hệ Cr-Co-Fe và 65% trong hệ Cu-Cr.

Trạng thái: chất rắn dạng tinh thể hoặc bột vô định hình

CO

Cacbon monoxit, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. Có nhiều nguồn sinh ra cacbon monoxit. Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon có chứa cacbon monoxit, đặc biệt với nồng độ cao khi nhiệt độ quá thấp để có thể thực hiện việc ôxi hóa trọn vẹn các hydrocacbon trong nhiên liệu thành nước (dạng hơi) và cácbon điôxít, do thời gian có thể tồn tại trong buồng đốt là quá ngắn và cũng có thể là do không đủ lượng oxy cần thiết. Thông thường, việc thiết kế và vận hành buồng đốt sao cho có thể giảm lượng CO là khó khăn hơn rất nhiều so với việc thiết kế để làm giảm lượng hydrocacbon chưa cháy hết. Cacbon monoxit cũng tồn tại với một lượng đáng kể trong khói thuốc lá. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v. Khí cacbon monoxit có thể thấm qua bê tông hàng giờ sau khi xe cộ đã rời khỏi ga ra. Trong quá khứ, ở một số quốc gia người ta sử dụng cái gọi là town gas để thắp sáng và cung cấp nhiệt vào thế kỷ XIX. Town gas được tạo ra bằng cách cho một luồng hơi nước đi ngang qua than cốc nóng đỏ; chất tạo thành sau phản ứng của nước và cacbon là hỗn hợp của hydro và cacbon monoxit. Phản ứng như sau: H2O + C -t0 → CO + H2 Khí này ngày nay đã được thay thế bằng hơi đốt tự nhiên (metan) nhằm tránh các tác động độc hại tiềm ẩn của nó. Khí gỗ, sản phẩm của sự cháy không hoàn toàn của gỗ cũng chứa cacbon monoxit như là một thành phần chính.

Trạng thái: Chất khí

CuO

Trong thủy tinh, gốm Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường ôxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men (clear green color). Các loại chì oxit hàm lượng cao sẽ cho màu xanh tối hơn, các oxit kiềm thổ hay bo hàm lượng cao sẽ kéo về phía sắc xanh lam). Đồng(II) oxit là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng cracking do hệ số giãn nở nhiệt cao. CuO kết hợp với titan đioxit có thể tạo ra các hiệu quả "blotching" và "specking" rất đẹp. CuO kết hợp với thiếc hay zirconi cho màu turquoise hay blue-green trong men kiềm thổ (hàm lượng KNaO cao) và alumina thấp. Nên sử dụng frit pha sẵn nếu muốn có màu này, tuy nhiên men loại này thường bị rạn. CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.

Trạng thái: chất rắn dạng bột

Fe2O3

Các hợp chất sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hoá học của men. Do đó có thể nói nó là một trong những nguyên liệu lý thú nhất. Trong môi trường nung khử, Fe2O3 dễ dàng bị khử (do cacbon hay các hợp chất lưu huỳnh trong nguyên liệu, trong môi trường lò) thành FeO và trở thành chất chảy. Nếu muốn giữ được sắt(III) oxit, từ 700–900 °C, môi trường nung phải là oxy hoá. Trong môi trường nung oxy hoá, nó vẫn là Fe2O3 và cho màu men từ hổ phách (amber) đến vàng nếu hàm lượng tối đa trong men là 4% (rõ rệt hơn nếu men có chì oxit và canxi oxit), cho men màu da rám nắng (tan) nếu hàm lượng khoảng 6% và cho màu nâu nếu hàm lượng Fe2O3 cao hơn. Màu đỏ của sắt(III) oxit có thể biến đổi trên một khoảng rộng trong khoảng nhiệt độ nung thấp dưới 1050 ⁰C. Nếu nung thấp thì có màu cam sáng. Nhiệt độ tăng màu sẽ chuyển sang đỏ sáng rồi đỏ sậm và cuối cùng là nâu. Chuyển biến từ đỏ sang nâu xảy ra đột ngột trên một khoảng nhiệt độ hẹp, cần lưu ý. Hầu hết các loại men sẽ có độ hoà tan sắt(III) oxit khi nung chảy cao hơn khi ở trạng thái rắn do đó sẽ có sắt oxit kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hoá hay khử. Men có hàm lượng chất chảy cao, điểm nóng chảy thấp sẽ hoà tan được nhiều sắt hơn. Kẽm làm xấu màu của sắt. Titan và rutile với sắt có thể tạo hiệu quả đốm hay vệt màu rất đẹp. Trong men khử (reduction glaze) có Fe2O3, men sẽ có màu từ turquoise đến apple green (khi men có hàm lượng soda cao, có bo oxit). Trong men canxia, Fe2O3 có khuynh hướng cho màu vàng. Trong men kiềm cho màu từ vàng rơm (straw yellow) đến vàng nâu (yellow brown). Men chì nung thấp, men kali và natri có màu đỏ khi thêm Fe2O3 (không có sự hiện diện của bari). Fe3O4 (oxit sắt từ) là hỗn hợp của Fe2O3 và FeO, kết quả của phản ứng chuyển đổi không hoàn toàn hay có thể là dạng khoáng vật kết tinh tự nhiên, cho màu nâu. Dạng sau dùng để tạo đốm nâu li ti (specking) trong men. Ngoài chức năng tạo màu, thêm Fe2O3 vào men giúp giảm rạn men (nếu hàm lượng sử dụng dưới 2%). Tham khảo

Trạng thái: chất rắn

FeO

FeO được xúc tác với Fe2O3 tạo ra Fe3O4: Fe2O3 + FeO ---> Fe3O4 Trong công nghiệp, FeO là hợp chất quan trọng để tác dụng với chất khử mạnh sản xuất ra sắt: FeO + H2 t°C> Fe + H2O FeO + CO t°C> Fe + CO2 2Al + 3FeO t°C> Al2O3 + Fe FeO được dùng làm chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh: 4FeO + O2 → 2Fe2O3 3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Trạng thái: Chất rắn

HgO

HgO đôi khi được dùng để sản xuất thủy ngân bởi nó rất dễ bị phân hủy để tạo thành thủy ngân và cho ô-xi thoát ra. Năm 1774, Joseph Priestley đã phát hiện khí thoát ra khi nung nóng đi ô xít thủy ngân dù ông không xác định đó là ô-xi. Ông đã gọi nó là "dephlogisticated air".Lavoisier đã gọi "dephlogisticated air" là "oxygen" do hợp chất axít mà chất khí này tạo ra. Đây là lý do tại sao các sách giáo khoa về sự phát hiện ra ô-xi đều không chính xác khi thực sự không thể trả lời câu hỏi ai "phát hiện" ra-ô xi. HgO cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho catốt ắc quy thủy ngân

Trạng thái: chất rắn

K2O

Kali oxit (K2O) là một hợp chất của kali và oxy. Chất rắn này có màu vàng nhạt, và là oxit đơn giản nhất của kali. Kali oxit là một hợp chất hiếm khi thấy, vì nó có khả năng phản ứng rất mạnh với các chất khác. Một số hóa chất thương mại, như phân bón và xi măng, được khảo sát giả định thành phần phần trăm có thể tương đương với hỗn hợp hợp chất của K2O.

Trạng thái: Chất rắn

MnO2

Mangan(IV) oxit, thường gọi là mangan đioxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là MnO2. Hợp chất này là một chất rắn có màu đen hoặc nâu này tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản pyrolusite, cũng là một quặng chính của kim loại mangan. Hợp chất này được sử dụng chủ yếu để chế tạo các loại pin tế bào khô, mà tiêu biểu là pin kiềm và pin kẽm-cacbon. MnO2 cũng được sử dụng làm chất tạo màu và là tiền thân của các hợp chất mangan khác, chẳng hạn như KMnO4. Nó còn được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, ví dụ, trong quá trình oxy hóa rượu allylic. Thuốc màu Mangan đioxit, dưới dạng than non nâu, là một trong những hợp chất tự nhiên sớm nhất được tổ tiên của con người sử dụng. Nó được sử dụng như là một sắc tố (màu), ít nhất là từ ​​thời trung cổ. Hợp chất có thể được sử dụng đầu tiên với mục đích dùng để sơn lên cơ thể, sau đó áp dụng dần cho các bức tranh trong hang động. Một số bức tranh hang động nổi tiếng nhất ở châu Âu được thực hiện bằng phương pháp sử dụng hợp chất mangan đioxit.

Trạng thái: Chất rắn

N2O5

- Đinitơ pentoxit là một oxit có công thức là N2O5, không bền và là một chất nổ. Đinitơ pentôxít không tạo được từ phản ứng giữa nitơ và oxy. - Dinitrogen pentoxide có liên quan đến việc chuẩn bị thuốc nổ - Dinitrogen pentoxide, ví dụ như một giải pháp trong chloroform , đã được sử dụng làm thuốc thử để giới thiệu chức năng NO 2 trong các hợp chất hữu cơ

Trạng thái: Rắn

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm
Advertisement

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết.

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm