Nguyên Tố Bảng Tuần Hoàn

Nguyên Tố Bảng Tuần Hoàn

Tìm kiếm chất hóa học

Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm

Lưu ý: có thể tìm nhiều chất cùng lúc mỗi chất cách nhau 1 khoảng trắng, ví dụ: Na Fe

Advertisement

Na3PO4

Làm sạch Công dụng chính của natri photphat là trong chất làm sạch. Độ pH của dung dịch 1% là 12, có độ kiềm đủ để xà phòng hóa các loại dầu mỡ. Khi kết hợp với chất hoạt động bề mặt, TSP là tác nhân tuyệt vời cho việc làm sạch mọi thứ từ quần áo cho đến đường bê tông. Tính linh hoạt cùng với giá thành phẩm thấp làm cho TSP trở nên được ưa chuộng hơn trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa được bày bán trong giai đoạn giữa thế kỉ 20. TSP vẫn được bán và sử dụng như một chất làm sạch, nhưng vào cuối thập niên 1960 ở Mỹ, người điều hành chính phủ ở 17 bang khẳng định rằng việc lạm dụng sẽ dẫn đến một chuỗi các vấn đề sinh thái với việc phá hủy những con sông và hồ chủ yếu là do quá trình phú dưỡng. Cuối thế kỉ 20, nhiều mặt hàng trước đây có chứa TSP đã được sản xuất với chất thay thế TSP, chủ yếu là chứa natri cacbonat cùng với nhiều hỗn hợp các chất bề mặt không ion và một lượng giới hạn natri photphat. TSP thường dùng sau khi tẩy rửa với spirit trắng (chất hòa tan trong xăng) để tẩy đi phần bã hiđrocacbon còn lại. TSP có thể được dùng với chất tẩy clo gia dụng trong cùng một dung dịch mà không có phản ứng có hại với nhau. Hỗn hợp này có tác dụng đáng kể trong việc tẩy trừ mốc sương, nhưng vô hại khi tẩy trừ nấm mốc lâu dài. Mặc dù nó vẫn là thành phần hoạt động trong một số viên tẩy rửa bồn cầu, nói chung TSP không nên dùng để vệ sinh nhà tắm, bởi vì nó có thể làm ố màu kim loại và phá hủy vữa xi măng. Chất gây chảy Ở Mỹ, natri photphat là chất gây chảy được phê chuẩn dùng trong hàn cứng khớp nối trong việc hàn đồng y khoa. Chất gây chảy được dùng như một dung dịch đậm đặc và hòa tan đồng oxit tại nhiệt độ dùng hàn đồng. Phần bã còn lại tan hoàn toàn trong nước và có thể được rửa trôi ra khỏi phần hàn. TSP được dùng như thành phần của chất gây chảy để loại bỏ oxi trong những kim loại không chứa sắt mà được dùng để đúc. TSP có thể dùng trong việc làm gốm để giảm nhiệt độ nóng chảy của men gốm. Làm nổi bật nước sơn TSP vẫn được dùng thường xuyên cho việc làm sạch, tẩy dầu mỡ và tẩy vết bóng láng trên tường trước khi sơn. TSP phá hủy các vết bóng dầu và mở ra các lỗ nhỏ latex tạo bề mặt tốt hơn cho việc kết dính của các lớp phía sau. Phụ gia thực phẩm Các muối photphat của natri (natri đihiđrophotphat, natri hiđrophotphat, và natri photphat) được chấp nhận là một chất phụ gia thực phẩm ở EU, E339. Thúc đẩy kết quả tập luyện Natri photphat có được một sự ủng hộ làm chất bổ sung dinh dưỡng có thể cải thiện nhũng thông số nhất định của kết quả tập luyện.[8] Cơ sở cho niềm tin trên là photphat cần thiết cho chu trình Krebs tạo năng lượng, trung tâm của sự trao đổi chất háo khí. Gốc photphat sẵn có từ một số các nguồn khác nhẹ hơn nhiều so với TSP. Mặc dù TSP không độc, nó có thể gây kích ứng niêm mạc ruột nếu dùng trực tiếp, chỉ được dùng trong dung dịch đệm. Chất thay thế TSP Các mặt hàng bày bán thay thế TSP, chứa natri cacbonat và zeolit, đang được đẩy mạnh làm chất thay thế trực tiếp. Tuy nhiên, natri cacbonat không có tính bazơ mạnh bằng natri photphat, khiến cho nó có tác dụng kém hơn trong những việc cần đến. Zeolit được cho thêm vào thuốc tẩy quần áo làm chất độn bị phá hủy trong nước nhanh chóng và cơ bản là không gây ô nhiễm. Các sản phẩm tẩy rửa dán nhãn chứa TSP có thể chứa các thành phần khác, thực tế chỉ chứa có lẽ ít hơn 50% natri photphat.

Trạng thái: chất rắn

NaCl

Trong khi phần lớn mọi người là quen thuộc với việc sử dụng nhiều muối trong nấu ăn, thì họ có thể lại không biết là muối được sử dụng quá nhiều trong các ứng dụng khác, từ sản xuất bột giấy và giấy tới cố định thuốc nhuộm trong công nghiệp dệt may và sản xuất vải, trong sản xuất xà phòng và bột giặt. Tại phần lớn các khu vực của Canada và miền bắc Hoa Kỳ thì một lượng lớn muối mỏ được sử dụng để giúp làm sạch băng ra khỏi các đường cao tốc trong mùa đông, mặc dù "Road Salt" mất khả năng làm chảy băng ở nhiệt độ dưới -15 °C tới -20 °C (5 °F tới -4 °F). Muối cũng là nguyên liệu để sản xuất clo là chất cần thiết để sản xuất nhiều vật liệu ngày nay như PVC và một số thuốc trừ sâu. Chất điều vị Muối được sử dụng chủ yếu như là chất điều vị cho thực phẩm và được xác định như là một trong số các vị cơ bản. Thật không may là nhiều khi người ta ăn quá nhiều muối vượt quá định lượng cần thiết, cụ thể là ở các vùng có khí hậu lạnh. Điều này dẫn đến sự tăng cao huyết áp ở một số người, mà trong nhiều trường hợp là nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ tim. Sử dụng trong sinh học Nhiều loại vi sinh vật không thể sống trong các môi trường quá mặn: nước bị thẩm thấu ra khỏi các tế bào của chúng. Vì lý do này muối được sử dụng để bảo quản một số thực phẩm, chẳng hạn thịt/cá xông khói. Nó cũng được sử dụng để khử trùng các vết thương. Khử băng Trong khi muối là mặt hàng khan hiếm trong lịch sử thì sản xuất công nghiệp ngày nay đã làm cho nó trở thành mặt hàng rẻ tiền. Khoảng 51% tổng sản lượng muối toàn thế giới hiện nay được các nước có khí hậu lạnh dùng để khử băng các con đường trong mùa đông. Điều này là do muối và nước tạo ra một hỗn hợp eutecti có điểm đóng băng thấp hơn khoảng 10°C so với nước nguyên chất: các ion ngăn cản không cho các tinh thể nước đá thông thường được tạo ra (dưới −10 °C thì muối không ngăn được nước đóng băng). Các e ngại là việc sử dụng muối như thế có thể bất lợi cho môi trường. Vì thế tại Canada thì người ta đã đề ra các định mức để giảm thiểu việc sử dụng muối trong việc khử băng. Các phụ gia Muối ăn mà ngày nay người ta mua về dùng không phải là clorua natri nguyên chất như nhiều người vẫn tưởng. Năm 1911 cacbonat magiê đã lần đầu tiên được thêm vào muối để làm cho nó ít vón cục. Năm 1924 các lượng nhỏ iốt trong dạng natri iođua, kali iođua hay kali iođat đã được thêm vào, tạo ra muối iốt nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ.

Trạng thái: Chất rắn

NaClO

Chất tẩy Ở dạng gia dụng, natri hypoclorit được dùng để loại bỏ chất bẩn ra khỏi quần áo. Nó có công hiệu đặc biệt trên vải cotton, dù chất bẩn dễ bám nhưng cũng dễ tẩy. Thưòng từ 50 đến 250 ml chất tẩy trên một khối được khuyến khích cho máy giặt tiên chuẩn. Đặc tính của chất tẩy gia dụng là hiệu quả cho việc loại bỏ vết bẩn nhưng hủy hoại dần các loại vải hữu cơ như cotton, và tuổi thọ có ích của các chất liệu này sẽ bị thu ngắn với những chất tẩy thông thường. Natri hydroxit (NaOH) tìm thấy trong chất tẩy gia dụng cũng gây nên vấn đề tương tự. Nó không dễ bay hơi và lượng NaOH dư không được rửa sẽ tiếp tục hủy hoại dần vải hữu cơ dưới sự có mặt của độ ẩm. Vì những lý do sau, nếu vết bẩn được khoanh vùng, vị trí xử lý sẽ thu lại bất cứ khi nào có thể. Với những khuyến cáo an toàn, nên xử lý qua axit hữu cơ yếu như axit axetic sẽ trung hoà NaOH, và làm bay hơi clo từ hypoclorit dư. Những áo sơ mi cũ và khăn bông mà bị xé rách dễ dàng chứng tỏ cái giá của việc giặt ủi với chất tẩy gia dụng. Nước nóng làm gia tăng hoạt động của chất tẩy, bởi vì tính nhiệt phân của hypoclorit tạo ra muối clorat không mong muốn đối với môi trường. Chất tẩy uế Dung dịch yếu 1% chất tẩy gia dụng trong nước ấm được dùng để làm vệ sinh những bề mặt phẳng trước khi ủ bia hoặc rượu vang. Bề mặt này sau đó phải được rửa sạch để tránh gây mùi cho việc ủ; những phụ phẩm tạo ra khi khử trùng với clo của những bề mặt trên còn gây hại. Quy định của Chính phủ Mỹ (21 CFR Part 178) thiết bị chế biến thực phẩm và thực phẩm tiếp xúc với bề mặt được làm vệ sinh với dung dịch chứa chất tẩy được cho vào dung dịch thì được cho phép để thoát đi tương ứng trước khi tiếp xúc với thức ăn, và hàm lượng clo trong dung dịch không được vượt quá 200 phần triệu (ppm) (ví dụ, một muỗng súp chất tẩy chuẩn chứa 5,25% natri hypoclorit trên một gallon nước). Nếu nồng độ cao hơn, bề mặt phải được rửa sạch với nước uống sau khi làm vệ sinh. Dung dịch chất tẩy gia dụng loãng (1 phần chất tẩy: 4 phần nước) có hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn và virus, và thường là sự lựa chọn chất tẩy trùng phổ biến nhất cho việc làm vệ sinh trong các bệnh viện (chủ yếu ở Mỹ). Dung dịch này là chất ăn mòn và cần phải được dọn sạch sau đó, cho nên chất tẩy trùng bằng chất tẩy thường đi cùng với chất tẩy trùng bằng ethanol. Thậm chí ở mức độ khoa học, những dung dịch tẩy trùng sản xuất theo quy trình thương mại như Virocidin-X thường có natri hypoclorit như là thành phần hoạt động duy nhất, mặc dù chúng thường chứa các chất hoạt động bề mặt (để ngừa đọng lại thành giọt) và hương thơm (để che mùi thuốc tẩy)[11]. Xử lý nước Để khử trùng giếng hoặc các hệ thống nước, một dung dịch chất tẩy 3% được sử dụng. Cho những hệ thống lớn hơn, natri hypoclorit thì thiết thực hơn vì tỉ lệ thấp hơn được dùng. Tính kiềm của dung dịch natri hypoclorit còn gây ra sự kết tủa của các khoáng chất như canxi cacbonat, cho nên việc khử trùng thường đi cùng với những tác động cản trở. Sự kết tủa còn bảo vệ vi khuẩn, làm cho cách này có phần giảm hiệu quả đôi chút. Natri hypoclorit đã và đang được dùng để khử trùng nước uống. Một dung dịch cô cạn tương đương khoảng 1 lít chất tẩy gia dụng trên 4000 lít nước được dùng. Khối lượng chính xác phụ thuộc vào tính chất hoá học về nước, nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, và sự có mặt hay vắng mặt của chắt cặn. Cho việc ứng dụng rộng rãi, clo dư được tính toán để xác định liều dùng đúng. Cho việc khử trùng khẩn cấp, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ khuyến khích sử dụng 2 ml dung dịch chất tẩy 5% cho 1 lít nước. Nếu không có mùi chất tẩy trong nước được xử lý, 2 giọt nữa được thêm vào. Việc dùng các chất tẩy trùng có nguồn gốc clo trong hệ thống nước gia đình, dù rộng rãi, đã bắt nguồn cho một số tranh cãi vì sự hình thành một khối lượng nhỏ các chất phụ phẩm có hại như cloroform. Dung dịch natri hypoclorit có tính kiềm (pH 11) được dùng để xử lý nước thải loãng chứa xyanua (<1g/L), ví dụ nước xả từ cửa hàng mạ điện. Trong đợt xử lý, natri hypoclorit được dùng để xử lý nước thải chứa xyanua cô đặc hơn, như dung dịch mạ điện bạc xyanua. Dung dịch pha trộn tốt được xử lý đầy đủ khi một lương thừa clo được phát hiện. Giải phẫu bên trong răng Natri hypoclorit bây giờ được dùng trong giải phẫu bên trong răng trong suốt thời gian xử lý đường tuỷ răng. Nó là dược phẩm của sự lựa chọn vì hoạt động hiệu quả của nó trước sinh vật gây bệnh về tuỷ răng. Về mặt lịch sử, dung dịch Henry Drysdale Dakin 0,5% đã từng được dùng. Nồng độ sử dụng trong giải phẫu bên trong răng ngày nay biến đọng trong khoảng 0,5 đến 5,25%. Ở nồng độ thấp nó sẽ hoà tan chủ yếu trong tế bào chết; trái lại ở nồng độ cao hơn sự hoà tan trong tế bào của nó sẽ tốt hơn nhưng nó còn tan trong tế bào sống, một tác dụng hoàn toàn không mong muốn. Nó được thể hiện các tác dụng y khoa nhưng không gia tăng chắc chắn cho đến khi nồng độ của nó đạt 1%.[12]. Oxi hoá Chất tẩy gia dụng với một chất xúc tác dời pha (phase-transfer catalyst) đã được báo cáo là ôxi hoá rượu thành hợp chất lên hệ carbonyl.

Trạng thái: chất rắn

NaHCO3

Natri bicacbonat với tên thường gặp trong đời sống là baking soda có tác dụng tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh (bột nở). Dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc nhức đầu, v.v...). Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác, nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm. Có thể mua ở hiệu thuốc, nơi bán những dụng cụ làm bánh với những hãng uy tín. Không nên mua ở cửa hàng hóa chất để sử dụng trong nấu nướng vì không an toàn (không tinh khiết, chứa nhiều tạp chất) và không rõ nguồn gốc. Do dễ khai thác nên hóa chất này khá rẻ, khoảng 5.000 đồng cho một gói 100g. Nếu dùng để tẩy rửa thì có thể mua ở cửa hàng hóa chất với giá chỉ khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg. Vì khi gặp nhiệt độ cao hay tác dụng với chất có tính axit, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2 (cacbon đioxit/khí cacbonic), do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…, vào các loại nước giải khát[4], thêm vào sốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ axit, hoặc cho vào nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ. Baking soda cũng rất hiệu quả khi được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật tương tự như nấu đậu, có được điều đó là do tính axit của khí cacbonic khi được giải phóng đã ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm. Trong y tế, baking soda còn được gọi là thuốc muối[2], được dùng trung hòa axit, chữa đau dạ dày hay giải độc do axit; dùng làm nước súc miệng hoặc sử dụng trực tiếp: chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng… Thành phần NaHCO3 còn giúp giảm lượng dầu trên da, da dầu là nguyên nhân chính của mụn trứng cá. Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, NaHCO3 còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng. Ngoài ra NaHCO3 còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp da, cao su và chất chữa cháy.

Trạng thái: Chất rắn

NaI

Natri iođua thường dùng để điều trị và ngăn ngừa chứng thiếu iot. Natri iođua được dùng trong các phản ứng trùng hợp, ngoài ra còn trong phản ứng Finkelstein (như dung dịch axeton) cho việc chuyển hoá ankyl clorua sang ankyl iođua. Điều này dựa vào tính không tan của natri clorua trong axeton để chuyển hướng phản ứng. R-Cl + NaI → R-I + NaCl Natri iođua hoạt hoá phát quang với tali, NaI(Tl), khi bị bức xạ ion hoá sẽ phát ra photon và được dùng trong các máy dò nhấp nháy (scintillation detector), chủ yếu trong y học hạt nhân, địa vật lý, vật lý hạt nhân và trong các phép đo môi trường. NaI(Tl) là vật liệu phát quang được dùng rộng rãi nhất và có lượng sản xuất lớn nhất trong các vật liệu dò phát quang. Các tinh thể được gắn với các ống nhân quang (photomultiplier tube), trong bình kín, vì natri iođua có tính hút ẩm. Một vài thông số (như độ phóng xạ, lưu ảnh, độ sáng) có thể đạt đến bằng cách thay đổi việc hình thành tinh thể. Tinh thể ở độ kích thích cao được dùng trong máy tìm kiếm tia X với chất lượng quang phổ cao. Natri iođua có thể được dùng ở dạng đơn tinh thể hoặc đa tinh thể cho mục đích này. Natri iođua phóng xạ, Na131I, được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp và chứng ưu năng tuyến giáp

Trạng thái: chất rắn

NaNO2

Trong chế độ ăn thông thường của con người Nitrit là một phần của thực đơn bình thường của người, được tìm thấy trong hầu hết các loại rau củ.[1][2][3] Rau xà lách và rau diếp có thể chứa hàm lượng co đến 2500 mg/kg nitrat, cải xoăn (302 mg/kg) và súp lơ xanh (61 mg/kg), hoặc thấp như măng tây. Hàm lượng nitrit trong 34 mẫu rau củ, gồm các loại bắp cải, rau diếp, xà lách, ngò tây, củ cải trong khoảng 1,1 và 57 mg/kg, ví dụ như súp lơ trắng (3,49 mg/kg) và súp lơ xanh (1,47 mg/kg).[4][5] Các loại rau củ chín làm mất đi nitrat nhưng nitrit thì không.[5] Các loại thịt tươi chứa 0,4-0,5 mg/kg nitrit và 4–7 mg/kg nitrat (10–30 mg/kg nitrat trong thịt của động vật được chữa bệnh).[3] Sự hiện diện của nitrit trong tế bào động vật là kết quả của sự trao đổi nitơ oxit (NO), một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.[6] NO có thể được tạo mới từ enzim tổng hợp NO dùng arginin hay hấp thụ nitrat/nitrit qua đường ăn uống.[7] Hầu hết các nghiên cứu về tác động tiêu cực của nitrit lên con người xảy ra sau khi khám phá ra tầm quan trọng của nitrit lên sự trao đổi chất của con người và sự trao đổi bên trong cơ thể của nitrit. Phụ gia thực phẩm Là một phụ gia thực phẩm, nó thoả mãn hai mục đích trong công nghiệp thực phẩm vì nó vừa thay đổi màu sắc của cá và thịt đã được bảo quản, vừa ngăn sự phát triển của Clostridium botulinum, vi khuẩn gây chứng ngộ độc thịt. Ở EU, nó chỉ được dùng trong hỗn hợp với muối ăn chứa tối đa 0,6% natri nitrit. Nó có số E E250. Kali nitrit (E249) cũng có công dụng tương tự. Trong khi natri nitrit ngăn sự phát triển của vi khuẩn, nó lại là chất độc nếu ở hàm lượng cao đối với động vật kể cả người. LD50 của natri nitrit ở chuột là và LDLo ở người là 71 mg/kg, nghĩa là một người nặng 65 kg sẽ phải hấp thụ ít nhất 4,615 g thì sẽ bị ngộ độc.[8] Để ngăn ngừa, natri nitrit (pha muối ăn) mà được bán như chất phụ gia được nhuộm màu hồng để tránh lầm lẫn với muối ăn hay đường. Ứng dụng y khoa Gần đây, natri nitrit được nhận thấy là một cách hiệu quả để tăng lưu lượng máu bằng cách giãn mạch máu, hoạt động như một chất làm giãn mạch. Nghiên cứu đang tiếp tục để kiểm tra tính khả dụng của nó cho việc điều trị thiếu tế bào hình liềm (máu), ngộ độc xyanua, nhồi máu cơ tim, phình mạch máu não, tăng huyết áp phổi ở trẻ nhỏ.[9][10] Một hỗn hợp tiêm tĩnh mạch chứa dung dịch natri nitrit được dùng như thuốc điều trị ngộ độc xyanua khẩn cấp. Chất tham gia tổng hợp Natri nitrit được dùng để biến đổi amin thành các hợp chất điazo. Tính hữu ích của phản ứng này là để đưa các nhóm amino không bền cho phản ứng thế nucleophin, vì nhóm N2 là nhóm thế tốt hơn. Trong phòng thí nghiệm, natri nitrit còn được dùng để tiêu hủy natri azua thừa.[11][12] NaNO2 + H2SO4 → HNO2 + NaHSO4 2NaN3 + 2HNO2 → 3N2 + 2NO↑ + 2NaOH Đun nóng lên nhiệt độ cao, natri nitrit phân hủy, giải phóng khí NO, oxi và tạo natri oxit. Điều này có lẽ đã không làm người tự mổ đầu tiên dưới biển chết bởi nồng độ cao CO2 vì natri oxit hấp thụ ít nhất

Trạng thái: dạng rắn

NaNO3

Natri nitrat được dùng trong phạm vi rộng như là một loại phân bón và nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất thuốc súng vào cuối thế kỷ 19. Nó có thể kết hợp với sắt hiđroxit để tạo nhựa thông. Natri nitrat không nên bị lầm lẫn với hợp chất liên quan, natri nitrit. Nó có thể dùng trong sản xuất axit nitric khi phản ứng với axit sunfuric rồi tách axit nitric ra thông qua quá trình chưng cất phân đoạn, còn lại là bã natri hydrosunfat. Những người săn vàng dùng natri nitrat để điều chế nước cường toan có thể hoà tan vàng và các kim loại quý khác. Ứng dụng ít gặp hơn là một chất oxi hoá thay thế trong pháo hoa như là một sự thay thế kali nitrat chủ yếu có trong thuốc nổ đen và như một thành phần cấu tạo trong túi lạnh.[4] Natri nitrat còn được dùng chung với kali nitrat cho việc bảo quản nhiệt, và gần đây, cho việc chuyển đổi nhiệt trong các tháp năng lượng mặt trời. Ngoài ra nó còn dùng trong công nghiệp nước thải cho sự hô hấp tuỳ ý của vi sinh vật. Nitrosomonas, một loài vi sinh vật, hấp thụ nitrat thay vì oxi, làm cho loài này có thể phát triển tốt trong nước thải cần xử lý.

Trạng thái: chất rắn

NaOH

Natri hidroxit là chất rắn màu trắng, không mùi còn được gọi với cái tên thương mại là xút ăn da. Nó được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, một số ứng dụng của natri hydroxit bao gồm như sản xuất xà phòng và nhiều loại chất tẩy rửa; dùng trong Dược phẩm và thuốc; chế biến quặng nhôm; xử lý nước...

Trạng thái: chất rắn

NH3

Amoniac , còn được gọi là NH 3 , là một chất khí không màu, có mùi đặc biệt bao gồm các nguyên tử nitơ và hydro. Nó được tạo ra một cách tự nhiên trong cơ thể con người và trong tự nhiên — trong nước, đất và không khí, ngay cả trong các phân tử vi khuẩn nhỏ. Đối với sức khỏe con người, amoniac và ion amoni là những thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất.

Trạng thái: Khí

(NH4)2CO3

Amoni cacbonat tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh không màu hoặc dưới dạng bột màu trắng, có mùi amoniac nồng nặc, không cháy. Nó được sử dụng để tạo ra các hợp chất amoni khác, trong dược phẩm, chế biến thực phẩm.

Trạng thái: 122

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm
Advertisement

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết.

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm